Xem chi tiet tin_new - Sở Tư pháp

 

Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang: Một số kết quả thực hiện công tác Chuyển đổi số năm 2024

Ngày 04-11-2024

Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-STP ngày 23/01/2024 của Sở Tư pháp chuyển đổi số năm 2024. Theo đó, Sở Tư pháp tổ chức triển khai thực hiện và đạt một số kết quả cụ thể như sau:

Nhận thức số: Thông qua các cuộc họp, sinh hoạt Ngày pháp luật, đơn vị đã triển khai, quán triệt Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 28/12/2023 của UBND tỉnh chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 601/QĐ-UBND ngày 24/4/2024 của UBND tỉnh ban hành Quy định đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Kế hoạch số 21/KH-BCĐ ngày 20/6/2024 của Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số về ban hành Kế hoạch hoạt động về công tác chuyển đổi số năm 2024 đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động (CCVCNLĐ) đơn vị để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra. Qua công tác triển khai, quán triệt nhận thức của CCVCNLĐ đơn vị được nâng lên. Ngoài ra, đơn vị xây dựng “Chuyên mục riêng về chuyển đổi số” trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp để tuyên truyền về chuyển đổi số, trong năm đơn vị đăng tải 29 tin bài liên quan về chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử Sở p và Cổng thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh. Đồng thời, gửi tin bài về chuyển đổi số đăng trên Trang CCHC tỉnh.

Thể chế số: Để tiếp tục triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động triển khai các nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2024, Sở Tư pháp đã ban hành các văn bản để chỉ đạo thực hiện như: Kế hoạch số 04/KH-STP ngày 23/01/2024 chuyển đổi số năm 2024; Quyết định số 40/QĐ-STP ngày 06/3/2024 về việc kiện toàn Đội tình nguyện hướng dẫn TTHC và chuyển đổi số của Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang; Công văn số 340/STP-VP ngày 12/3/2024 về việc triển khai thực hiện văn bản liên quan đến công tác xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số; Công văn số 489/STP-VP ngày 29/3/2024 tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT; Kế hoạch số 34/KH-STP ngày 17/5/2024 ban hành kế hoạch thực hiện mô hình CCHC về “Ứng dụng nền tảng mạng xã hội “Zalo - Facebook” tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Công văn số 721/STP-VP ngày 10/5/2024 triển khai các văn bản có liên quan đến CCHC và chuyển đổi số; Kế hoạch số 40/KH-STP ngày 05/6/2024 tuyên truyền về phòng, chống tội phạm trên không gian mạng; Quyết định số 115/QĐ-STP ngày 12/9/2024 kiện toàn Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Sở Tư pháp; Kế hoạch số 52/KH-STP ngày 27/9/2024 tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1765/STP-VP ngày 21/10/2024 phối hợp tuyên truyền tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”; Kế hoạch số 58/KH-STP ngày 28/10/2024 triển khai thực hiện Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 14/10/2024 của UBND tỉnh triển khai Đề án chuyển đổi số đến hết năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Hạ tầng số: Sở Tư pháp luôn quan tâm duy trì hạ tầng kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra đường truyền Internet; trang bị thiết bị wifi tại đơn vị đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động của cơ quan. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống mạng nội bộ (LAN) đảm bảo cho các hệ thống của Sở hoạt động tốt. Trong năm, Sở đã triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống phòng họp trực tuyến giúp cho việc tham gia các cuộc họp, hội nghị với các cơ quan, đơn vị được nhanh chóng, nhiều thuận tiện hơn; 100% công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công tác chuyên môn; 100% máy tính được kết nối mạng (trừ máy tính phục vụ cho việc lưu trữ tài liệu mật, soạn thảo văn bản mật theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành); 100% máy tính của công chức được cài đặt phần mềm diệt virus theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông; Duy trì hệ thống cảnh báo tình trạng mất an toàn, an ninh thông tin trên hệ thống mạng của Sở Tư pháp; Thực hiện tốt công tác phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện kết nối Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành với nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) của Tỉnh như: Hệ thống quản lý lý lịch tư pháp, Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp, Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật,...

Dữ liệu số: Tiếp tục cập nhật, sử dụng và khai thác có hiệu quả thư điện tử công vụ; Hệ thống quản lý lý lịch tư pháp, Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch dùng chung, Phần mềm quản lý thông tin công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng, Phần mềm quản lý thông tin đấu giá tài sản, Hệ thống Trợ giúp pháp lý, Phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng,… phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời, phối hợp thực hiện kết nối đồng bộ, thống nhất với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã triển khai của Tỉnh với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành Tư pháp bảo đảm kết nối, chia sẻ và liên thông các cấp thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP). Sở Tư pháp triển khai thực hiện Dự án số hóa dữ liệu hộ tịch; đến nay, tổng số dữ liệu đã được số hóa là 1.023.387 trường hợp, đã cập nhật trên Phần mềm hộ tịch 158 và kiểm duyệt 100%. Ngoài ra, về Nhân lực số: Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về CNTT, an toàn thông tin và chuyển đổi số do Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ và đơn vị liên quan tổ chức. Để tham mưu thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về CNTT, chuyển đổi số, Sở Tư pháp đã phân công 01 công chức phụ trách CNTT tại đơn vị. Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cũng phân công 01 viên chức phụ trách CNTT. Bên cạnh đó, về An toàn thông tin mạng: Sở Tư pháp đã xây dựng và ban hành Quy chế về đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT tại đơn vị (Quyết định số 70/QĐ-STP ngày 25/5/2023); kịch bản xử lý tình huống, sự cố máy tính để đảm bảo ngăn chặn và phòng ngừa các nguy cơ tấn công mạng; cài đặt phần mềm diệt virus trên 100% máy tính đối với công chức tại đơn vị. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã tiến hành xây dựng, hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin cho 2 hệ thống “Cơ sở dữ liệu công chứng tỉnh Hậu Giang" và “Hệ thống mạng Lan và Phòng họp trực tuyến”, 02 hệ thống này đã được Sở Thông tin và Truyền thông phê duyệt cấp độ: Quyết định số 263/QĐ-STTTT và Quyết định số 264/QĐ-STTTT ngày 24/9/2024 về việc phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin. Tất cả CCVCNLĐ Sở Tư pháp được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.

Chính quyền số: Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 25/10/2024, Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tiếp nhận 13.502 hồ sơ, trong đó tiếp nhận trực tuyến 3.427 hồ sơ chiếm tỷ lệ 25,4% với tổng số TTHC phát sinh hồ sơ là 16/128 thủ tục chiếm 12,5%. Tại Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 01/10/2024 của UBND tỉnh về việc TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc lĩnh vực Tư pháp trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp có 23/23 (đạt 100%) TTHC đủ điều kiện toàn trình đăng ký thực hiện DVCTT toàn trình. Sở Tư pháp đã cung cấp số tài khoản mở tại Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - Chi nhánh Hậu Giang theo Công văn số 1287/STTTT-IOC ngày 09/9/2024 của Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thanh toán trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, theo đó toàn bộ hồ sơ của các cá nhân, tổ chức đều có thể thanh toán trực tuyến qua tài khoản ngân hàng của Sở mở tại Ngân hàng Lộc Phát (Công văn số 938/STP-VP ngày 07/8/2023 của Sở về việc cung cấp số tài khoản mở tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt). Quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật tại đơn vị đảm bảo thực hiện theo đúng quy chế văn thư, lưu trữ và các quy định pháp luật có liên quan, theo đó đảm bảo 100% thiết bị lưu khóa bí mật được sử dụng và bảo quản đúng quy định. Từ đầu năm đến nay, Sở Tư pháp đã tiếp nhận 9.089 văn bản đến, văn bản đi 2.501 văn bản (số liệu đến ngày 25/10/2024). Tất cả văn bản đi, văn bản đến của đơn vị đều được ký số theo quy định. Trường hợp phát sinh văn bản giấy đến thì được quét (scan), ký số, đưa vào Hệ thống QLVB. Thông qua tăng cường sử dụng tài liệu, văn bản điện tử, tại một số cuộc họp lãnh đạo tham gia họp trên nền tảng họp không giấy, tài liệu họp được cung cấp nhanh chóng và kịp thời, tiết kiệm được thời gian, chi phí. Việc lập hồ sơ công việc, lưu hồ sơ, tài liệu năm 2024 vào lưu trữ điện tử đang được thực hiện. Việc thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC được lãnh đạo Sở quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Hiện nay, khi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công được công chức đơn vị thực hiện số hóa theo quy định. Trong kỳ báo cáo về Báo cáo kết quả thực hiện công tác Chuyển đổi số năm 2024, Sở Tư pháp không nhận được nội dung phản ánh, kiến nghị của nhân dân về thái độ ứng xử, giao tiếp với nhân dân, các quy định hành chính, TTHC qua App di động. Song song với những kết quả nêu trên, Sở Tư pháp còn có nhiều mô hình mới, cách làm hay trong chuyển đổi số năm 2024, cụ thể: Thực hiện Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 20/5/2024 của UBND tỉnh tổ chức cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ CCHC gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” năm 2024, Sở Tư pháp đề xuất 04 mô hình tham gia cuộc thi gửi Sở Nội vụ tổng hợp, gồm: “Bảng cảnh báo sớm tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hậu Giang”; “Tổ hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký tham gia đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”; “Đẩy mạnh thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý qua mạng xã hội Zalo và Facebook”; “Mô hình tra cứu thủ tục công chứng, chứng thực bằng mã QR code”./.

Ngô Thanh Phong


Đang online: 2
Hôm nay: 1003
Đã truy cập: 1921929