Xem chi tiet tin_new - Sở Tư pháp

 

Chuyên đề đăng ký khai sinh

Ngày 01-05-2023

CHUYÊN ĐỀ: ĐĂNG KÝ KHAI SINH

A. ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO TRẺ EM

* Quyền, trách nhiệm đăng ký khai sinh

-  Quyền khai sinh

Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử, nếu sinh ra mà sống dưới 24 h thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu (Điều 30 BLDS năm 2015).

- Trách nhiệm ĐKKS cho trẻ em

Có hai nhóm đối tượng phải có trách nhiệm ĐKKS cho trẻ em như sau:

  Nhóm thứ nhất: Những người có trách nhiệm đi ĐKKS cho trẻ em đó là:

+ Cha, mẹ;

+ Ông, bà (trường hợp cha, mẹ vì lý do khách quan không thể đi ĐKKS cho con, như: cha đi công tác, làm việc ở xa; mẹ đang trong thời gian thai sản...);

+ Người thân thích khác (trong trường hợp ông, bà cũng không thể đi ĐKKS cho cháu): là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời (Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014).

+ Cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em: Đối với trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ thì cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đi ĐKKS cho trẻ em đó.

Những người nêu trên có trách nhiệm đi ĐKKS cho trẻ em trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được sinh ra.

Những người không phải là cha, mẹ trẻ em (ông, bà, người thân thích khác, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em) nhưng Luật Hộ tịch quy định phải có trách nhiệm ĐKKS cho trẻ (thay cho cha mẹ trẻ em), nên khi đi ĐKKS cho trẻ em không cần có văn bản ủy quyền của của cha, mẹ trẻ. Tuy nhiên, họ cần phải trao đổi thống nhất các nội dung ĐKKS cho trẻ để bảo đảm nguyên tắc các nội dung khai sinh cho trẻ được xác định trên cơ sở thỏa thuận thống nhất của cha, mẹ trẻ và chịu trách nhiệm về việc này, thể hiện cam đoan tại Tờ khai ĐKKS. (Điều 2 Thông tư số 04/2010/TT-BTP)

Nhóm thứ hai:

Công chức tư pháp - hộ tịch cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động, tránh trường hợp trẻ em sinh ra/sinh sống tại địa phương nhưng không được ĐKKS.

I. ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO TRẺ EM THUỘC THẨM QUYỀN CỦA UBND CẤP XÃ

1. Thẩm quyền:

- UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ

- UBND cấp xã ở khu vực biên giới ĐKKS cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó, còn mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú (Điều 17 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP)

2. Những vấn đề cần lưu ý trong Thủ tục, trình tự ĐKKS cho trẻ em

- Về thủ tục: Hồ sơ gồm có

+ Giấy chứng sinh (bản chính);

Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;

 Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ được sinh ra do mang thai hộ thì phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định.

+ Giấy Ủy quyền ĐKKS (nếu người đi ĐKKS được ủy quyền)

 - Về trình tự giải quyết:

Sau khi  kiểm tra hồ sơ đảm bảo đầy đủ, đúng quy định, công chức TP-HT ghi nội dung khai sinh vào Sổ ĐKKS, cập nhật vào Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch (phần mềm dùng chung của Bộ Tư pháp) lấy Số định danh cá nhân cho trẻ em.

Lưu ý: Phải kiểm tra kỹ thông tin đăng ký khai sinh, khi nào đảm bảo chính xác 100% mới chuyển sang CSDLQG về dân cư để lấy số định danh cá nhân, tránh trường hợp thông tin bị sai và phải hủy Số định danh vì trong cấu trúc Số định danh cá nhân có thông tin về tỉnh / thành phố nơi đăng ký (3 số đầu), giới tính (số thứ 4), năm sinh (số thứ 5 và 6). Do đó, phải hủy hồ sơ khai sinh để nhập lại

Có 6 tình huống phải hủy hoặc dừng hồ sơ đăng ký khai sinh:

  1. Nhập sai năm sinh

phải hủy hồ sơ khai sinh để nhập lại cho đúng               

  1. Nhập sai giới tỉnh;              
  1. Chọn sai loại đăng ký;

(4) Đăng ký sai thẩm quyền;

Dừng đăng ký khai sinh

(5) Đăng ký trái quy định pháp luật;

(6) Phát hiện công dân được cấp hơn 01 Số định danh cá nhân/đăng ký nhiều hơn 1 lần.

          + Đối với các trường hợp 1, 2, 3 và 6, UBND xã hoặc Phòng Tư pháp nơi nhập dữ liệu gửi Công văn đề nghị hủy hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục 01 về Cục Công nghệ thông tin và gửi cả trên phần mềm tại chức năng Yêu cầu hủy hồ sơ.

          + Đối với trường hợp 4 và 5: Bên cạnh Công văn của xã / Phòng Tư pháp còn phải có văn bản chấp thuận việc hủy dữ liệu tương ứng của Phòng Tư pháp cấp huyện / Sở Tư pháp hoặc có Quyết định thu hồi Giấy khai sinh của UBND cấp huyện / UBND cấp tỉnh.

- Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ ĐKKS, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho đương sự 01 bản chính Giấy khai sinh .

- Thực hiện Thông báo việc ĐKKS

Trường hợp trẻ em không được đăng ký khai sinh tại nơi thường trú của cha/ mẹ thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký có trách nhiệm thông báo việc đã đăng ký khai sinh đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ thường trú.

* Xác định nội dung khai sinh:

- Họ, chữ đệm, tên, dân tộc, quê quán của trẻ:

Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định :     

Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng

Pháp luật cũng không quy định cụ thể tên như thế nào là quá dài, nhưng độ dài ở đây có thể hiểu đó là “tên đệm” của trẻ. Theo đó, “tên đệm” nên đó có độ dài vừa phải, đủ để là một trong các đặc điểm dùng phân biệt cá nhân này với cá nhân khác và thuận lợi trong viết ghi tên vào các biểu mẫu giấy tờ kê khai sau này, không nên có quá nhiều tiếng, lê thê.

Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ .

       Tên gọi các thành phần dân tộc trong các giấy tờ hộ tịch được xác định theo Quyết định 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục thống kê (tên gọi chính) 

Cách ghi thành phần dân tộc : Công văn số 1016/HTQCT ngày 07/9/2018 hướng dẫn « ghi tên nhóm nhỏ hoặc tên gọi khác trước, sau đóng mở ngoặc ghi tên chính thức của dân tộc đó ». Ví dụ : Pa-co (Ta-ôi)

Không xác định tên dân tộc ngoài thành phần dân tộc được quy định tại Quyết định 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979.

- Nơi sinh:

Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.

Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác thì ghi địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính).

- Họ, chữ đệm, tên mẹ/cha: ghi theo Giấy tờ tùy thân mà người đó nộp theo hồ sơ,không được ghi nhiều tên cho 01 người)

Trường hợp cha hoặc mẹ của người được khai sinh là người nước ngoài thì ghi tên người đó theo đúng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

- Nơi cư trú của cha, mẹ: Ghi theo thứ tự ưu tiên nơi đăng ký thường trú/ tạm trú/ Nơi đang sinh sống

Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.

- Nơi đăng ký khai sinh:

Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh).

 Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải ghi địa danh hành chính 2 cấp (huyện, tỉnh).

3. Đăng ký khai sinh cho trẻ em trong những trường hợp đặc biệt

3.1. Đăng ký khai sinh cho trẻ em là cho con ngoài giá thú (chưa xác định được cha)

- Khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống, tuyệt đối không được gạch chéo; chỉ ghi thông tin về người cha khi hoàn tất thủ tục đăng ký nhận cha, con theo quy định.

 Nếu vào thời điểm ĐKKS mà có người nhận là cha của đứa trẻ thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và ĐKKS cho trẻ. (Xem chuyên đề Đăng ký nhận cha, mẹ, con phần kết hợp giải quyết ĐKKS và đăng ký nhận cha, mẹ, con)

3.2. Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi

- Xác định tên của trẻ: (Khoản 2, Điều 26 BLDS)

+ Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

+ Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

- Xác định dân tộc cho trẻ: (Điều 29 BLDS năm 2015)

+Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của người cha nuôi hoặc mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

+Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm ĐKKS cho trẻ em.

  • Ghi  Họ và tên cha, mẹ:

Phần khai về cha, mẹ của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống (tuyệt đối không được gạch chéo hoặc tự ý ghi tên của người tạm thời nuôi dưỡng trẻ vào các phần khai này). Trong sổ ĐKKS ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”

Nếu Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ kèm theo ghi họ tên của trẻ và họ tên cha mẹ, nhưng sau khi thực hiện niêm yết theo quy định mà không tìm được cha, mẹ đẻ thì phải để trống không ghi tên cha, mẹ vào Giấy khai sinh; chỉ ghi họ tên cha mẹ vào cột Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh.

  •  Bổ sung tên cha, mẹ nuôi (Điều 19 Thông tư 04/2020/TT-BTP):

Trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, đã được ĐKKS sau đó được nhận làm con nuôi, thì theo yêu cầu của cha mẹ nuôi về bổ sung hộ tịch, công chức TP-HT căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên- của cha, mẹ  nuôi vào phần ghi cha, mẹ trong Sổ ĐKKS và Giấy Khai sinh của con nuôi (nếu cha, mẹ nuôi có yêu cầu) theo quy định về Bổ sung thông tin hộ tịch. Trong cột ghi chú của Sổ ĐKKS phải ghi rõ “Cha, mẹ nuôi”

Công chức TP-HT ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung

Trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi” (Đánh dấu X vào ô “trẻ bị bỏ rơi”).

Thẩm quyền bổ sung: UBND cấp xã nơi ĐKKS trước đây hoặc nơi cư trú hiện tại của trẻ

3.3. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

(Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP)

a) UBND cấp xã nơi trẻ em đang cư trú có trách nhiệm ĐKKS cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ;

Thủ tục ĐKKS cho trẻ không thuộc diện bỏ rơi, chưa xác định được cha, mẹ được thực hiện như thủ tục ĐKKS cho trẻ bị bỏ rơi quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 123, tuy nhiên trong cột ghi chú của Sổ hộ tịch thay vì ghi “Trẻ bị bỏ rơi” thì ghi “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

Kể cả trường hợp trẻ em có Giấy chứng sinh nhưng kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy thông tin về người mẹ là không xác thực, như: họ tên người mẹ trong Giấy chứng sinh là giả nhưng trẻ cũng không thuộc diện bị bỏ rơi thì vẫn thực hiện việc ĐKKS theo diện trẻ không xác định được cha, mẹ quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP;

* Trình tự thực hiện: UBND cần tiến hành các bước sau:

+ Xác minh thông tin cha, mẹ trẻ (lập biên bản trẻ không xác định được cha, mẹ theo thực tế vụ việc tương tự nội dung biên bản v/v trẻ bị bỏ rơi)

+ Tiến hành niêm yết trong vòng 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND nơi cư trú của trẻ em theo quy định tại khoản 2, Điều 14 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

+ Hết thời hạn niêm yết và qua xác minh không có thông tin về cha, mẹ trẻ thì công chức TP-HT hướng dẫn người đang tạm thời nuôi dưỡng đăng ký khai sinh cho trẻ theo quy định tại khoản 5, Điều 15 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.Trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ” .

Sau khi ĐKKS cho trẻ, nếu người tạm thời nuôi dưỡng muốn nhận trẻ làm con nuôi thi thực hiện thủ tục nuôi con nuôi theo quy định

b) Khi ĐKKS cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ con thì UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục ĐKKS và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con theo diện:

- Nếu chưa xác định được cha cho trẻ (Trẻ sinh ngoài giá thú): Xem nội dung trên

- Nếu chưa xác định được mẹ cho trẻ mà khi đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con theo yêu cầu của người cha và ĐKKS cho trẻ.

Đồng thời tại khoản 1, Điều 16 của Thông tư 04/2020/TT-BTP cũng quy định: Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

3.4. Đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra do mang thai hộ

(Điều 16 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

a) Thẩm quyền: UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ.

b) Nội dung ĐKKS: thực hiện như ĐKKS thông thường nhưng cần lưu ý:

- Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ

- Ngoài những loại giấy tờ quy định chung yêu cầu phải nộp, xuất trình khi ĐKKS, đương sự phải nộp thêm các giấy tờ sau:

+ Văn bản chứng minh việc mang thai hộ;

+ Văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

3.5. Đăng ký khai sinh cho trẻ được sinh ra trước thời điểm kết hôn của cha, mẹ

(Khoản 2, 3 Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP)

- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

3.6. Đăng ký khai sinh cho con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng không được cha/mẹ thừa nhận là con chung

Khoản 4, Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định “ Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.

Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này”, đó là: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

3.7.  ĐKKS cho trẻ được sinh ra trong trại giam

Thẩm quyền: được xác định theo nơi cư trú của người mẹ -UBND cấp xã nơi có Trại giam. “Nơi sinh” được ghi theo địa danh hành chính, nơi trẻ em sinh ra (đủ 3 cấp xã, huyện, tỉnh).

Ngoài ra khoản 1, Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về trách nhiệm ĐKKS trong trường hợp: trẻ em sinh ra mà …………cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không có điều kiện đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động

3.8. Đăng ký khai sinh lưu động

Đối tượng:Trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không có điều kiện đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động.

(Thủ tục, trình tự giải quyết: Được quy định tại Điều 24, Điều 25 của Thông tư số 04/2020/TT-BTP )

3.9. Đăng ký khai sinh ở khu vực biên giới (Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

II. ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO TRẺ EM THUỘC THẨM QUYỀN CỦA UBND CẤP HUYỆN

1. Đối tượng: (quy định tại Điều 35, 36 Luật Hộ tịch), có 02 nhóm

a) Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

b) Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam, với điều kiện:

- Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;

- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Người đi đăng ký khai sinh có thể lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú/ tạm trú hoặc nơi đang sinh sống của cha, mẹ trẻ em (nếu không có nơi thường trú hoặc tạm trú)

2. Thẩm quyền: UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ

3. Thủ tục:

* Ngoài các giấy tờ như hồ sơ ĐKKS trong nước, đối với đăng ký khai sinh cho trẻ em có yếu tố nước ngoài thì hồ sơ còn phải nộp thêm giấy tờ quy định tại Điều 7 Thông tư số 04/2020/TT-BTP:

- Văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con (đối với trường hợp cha, mẹ có quốc tịch khác nhau)

Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con khi đăng ký khai sinh, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. Nếu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác nhận thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ, nhưng để trống phần ghi về quốc tịch trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh

4. ĐKKS cho trẻ sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam:

 4.1. Đối tượng được ĐKKS:

Trẻ em sinh ra ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam mà chưa được ĐKKS ở nước ngoài.

 Thủ tục: Hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

- Tờ khai theo mẫu;

- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ-con  nếu có;

Trường hợp không có Giấy chứng sinh để nộp thì có thể thay bằng giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ- con (nếu có). Nếu không có các loại giấy tờ này thì thực hiện ĐKKS cho trẻ theo thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ” theo quy định tại khoản 5, Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.

- Văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con (như trên)

- Giấy tờ chứng minh việc trẻ em hiện đang cư trú tại Việt Nam (Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Điều 7 Thông tư 04/2020/TT-BTP):

+ Giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp và cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh)

+ Văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.

          4.2. Nội dung ĐKKS: Thực hiện tương tự ĐKKS trong nước và cần lưu ý:

- Về việc đặt tên cho trẻ em trong trường hợp cha mẹ thống nhất chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì Tên (bao gồm cả chữ đệm) của trẻ em phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

- Nơi sinh: được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó (điểm c, khoản 3, Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP)

- Khi ĐKKS cho trẻ em, các thông tin của cha, mẹ trẻ trong hồ sơ (giấy tờ tùy thân, Giấy chứng nhận kết hôn) phải thống nhất.

          - Nếu cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì ghi tên người đó theo đúng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, lưu ý đối với ngôn ngữ tượng hình (Trung Quốc, Nhật Bản, ả rập… không phiên âm ra tiếng Việt)

 B. ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO NGƯỜI ĐÃ CÓ HỒ SƠ,
GIẤY TỜ CÁ NHÂN

(Điều 8, Thông tư 04/2020/TT-BTP)

I. THẨM QUYỀN UBND CẤP XÃ

1. Đối tượng, điều kiện được giải quyết:

- Công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016  - Chưa được đăng ký khai sinh nhưng có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) như:

+ Giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP;

+ Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú;

+ Giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp

2. Thẩm quyền:

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người yêu cầu đăng ký khai sinh cư trú hiện tại

3. Thủ tục ĐKKS cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân

- Tờ khai đăng ký khai sinh,

- Văn bản cam đoan về việc chưa đăng ký khai sinh;

- Hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó

Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chc, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giy tờ theo quy định trên, còn phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý. (điểm b,c khoản 1 điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP)

4. Trình tự, nội dung đăng ký khai sinh

4.1. Trình tự giải quyết: được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 và Điều 10 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cụ thể:

 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Người yêu cầu đăng ký khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật.

4.2. Xác định nội dung khai sinh

+ Nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo giấy tờ cá nhân của người yêu cầu- nếu hồ sơ, giấy tờ thống nhất về nội dung khai sinh.

+ Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.

Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh.Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.

Tại thời điểm đăng ký khai sinh, nếu thông tin về cha, mẹ và của bản thân người yêu cầu đăng ký  khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ cá nhân, thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.

Trường hợp cha, mẹ của người yêu cầu đăng ký khai sinh đã chết thì mục “Nơi cư trú” trong Sổ đăng ký khai sinh, Giấy khai sinh ghi: “Đã chết”.

Trường hợp địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại; địa danh hành chính trước đây được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh.

Trường hợp không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh theo 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ)- điểm d, khoản 3 Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP

II. THẨM QUYỀN UBND CẤP HUYỆN

 (Điều 8, Thông tư 04/2020/TT-BTP)

1. Đối tượng, điều kiện được giải quyết:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Chưa được đăng ký khai sinh nhưng có hồ sơ, giấy tờ cá nhân, trong đó có ghi nơi sinh tại Việt Nam (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) như:

+ Giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP;

+ Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú;

+ Giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp

 2.Thẩm quyền:

UBND cấp huyện nơi cư trú trước xuất cảnh của người yêu cầu ĐKKS.

3. Thủ tục, trình tự giải quyết

Như ĐKKS cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.

Lưu ý: Chỉ ghi quốc tịch Việt Nam khi có căn cứ xác định người yêu cầu ĐKKS có quốc tịch Việt Nam tại thời điểm đăng ký khai sinh.

C. ĐĂNG KÝ LẠI KHAI SINH

I. THẨM QUYỀN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

1. Điều kiện đăng ký lại (Quy định tại Điều 24 Nghị định sô 123/2015/NĐ-CP)

- Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất.

- Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

- Hồ sơ có đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

2. Thẩm quyền

 (Điều 25 Nghị định số  123/2015/NĐ-CP)

- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú thực hiện đăng ký lại khai sinh.

3. Thủ tục

- Tờ khai, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

- Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu của người yêu cầu, gồm:

+  Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ.

+  Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

 Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ trên thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

+  Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

+  Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

+ Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

+ Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

Trường hợp người đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chc, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giy tờ phải nộp theo quy định chung nêu trên thì hồ sơ còn phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Ngoài ra, người yêu cầu còn phải nộp Giấy cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có làm cơ sở cho việc đăng ký lại khai sinh và chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật:

4. Xác minh

- Xác minh việc lưu giữ Sổ hộ tịch: Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thi hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và tr li bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như các trường hợp thông thường quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

- Xác minh quan hệ cha mẹ con:

Khoản 4 Điều 9, Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định: Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh.

Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin hoặc sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.

5. Nội dung đăng ký lại khai sinh

 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương như nêu trên.

* Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy khai sinh  thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo giấy tờ đó.

Nếu tại thời điểm đăng ký lại khai sinh thông tin về cha, mẹ và của bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy khai sinh  thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.

Trường hợp cha, mẹ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh đã chết thì mục “Nơi cư trú” trong Sổ đăng ký khai sinh, Giấy khai sinh ghi: “Đã chết”.

Trường hợp địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại; địa danh hành chính trước đây được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh.

Trường hợp không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh theo 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ)- điểm d, khoản 3 Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP

* Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó.

Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Trường hợp địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại; địa danh hành chính trước đây được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh.

Trường hợp không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh theo 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ)- điểm d, khoản 3 Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP

II. THẨM QUYỀN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

(Điều 40.41.41 Nghị định 123/2020/NĐ-CP; Điều 9, Điều 10 Thông tư 04/2020/TT-BTP)

1. Đối tượng:

- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài

- Đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016

- Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất

2. Điều kiện:

Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người có yêu cầu còn sống tại thời điểm yêu cầu đăng ký lại.

3. Thẩm quyền:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đã đăng ký khai sinh,

 Trường hợp khai sinh trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc đăng ký lại khai sinh do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.

Trường hợp khai sinh trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tnh hoặc STư pháp thì việc đăng ký lại khai sinh do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện; nếu người đó không cư trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của STư pháp thực hiện.

4. Thủ tục, trình tự giải quyết

Được thực hiện tương tự Đăng ký lại khai sinh trong nước

Lưu ý:

a) Nếu người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không nộp được bản sao các giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh thì không có căn cứ để xem xét, giải quyết

b) Xác định tên, quốc tịch, nơi sinh: Tham khảo tại phần những quy định chung- mục đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài của tài liệu này./.

                              


Đang online: 1
Hôm nay: 3188
Đã truy cập: 1920189